NƯỚC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
PHẦN 3: NÊN UỐNG NƯỚC NHƯ THẾ NÀO
Nước có sức ảnh hưởng to lớn đối với cơ thể con người chúng ta, còn hơn cả những bữa ăn. Vì vậy trước hết phải cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Ba thời điểm vàng hấp thu nước là sáng sau khi thức dậy; Trưa và Tối trước khi ăn 1-2 tiếng; Ngoài ra là lúc trước và sau khi vận động, khi làm việc toát mồ hôi hay phải nói hay hát nhiều.
Thói quen tốt là nên uống 500ml nước trước khi ăn 1-2 tiếng. Không nên uống ngay trước khi ăn, vì dạ dày sẽ đầy nước khiến bạn không ăn được, ngoài ra enzyme tiêu hóa bị loãng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ. Nếu phải uống trong bữa ăn thì cũng không quá 200ml.
Ngoài ra bạn nên uống nước trước khi đi ngủ hoặc khi tỉnh dậy 1-2 tiếng giúp máu lưu thông không bị trì trệ. Tránh phải việc hấp thụ nước trước khi đi ngủ vào ban đêm để ngăn ngừa quá trình trào ngược.
Cũng cần chú ý vào mùa đông/lạnh chỉ nên uống nước ấm. Vì các enzyme chỉ hoạt động tốt với thân nhiệt 36-40 độ.
Khi uống tốt nhất nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, và nên uống nước ấm, nước tốt và như đã nói không nên đợi khát mới uống.
Người bệnh thận yếu không nên uống nhiều nước, cũng không nên uống ít nước. Người bệnh cần phải cung cấp nước cho cơ thể lượng vừa đủ theo khuyến cáo của các chuyên gia.
Các nguồn nước máy hay nước thủy cục thực tế không nên dùng trực tiếp vì nó thường chứa các hóa chất xử lí nước : trihalomethane, trichloroethylene và thậm chí là dioxin. Clo là hoạt chất dùng xử lí vi sinh trong nước cực kì hữu dụng nhưng đồng thời cũng làm cho nguồn nước sau xử lí bị oxy hóa cao. Người ta thường dùng chỉ số ORP làm thước đo khả năng khử oxy hóa.
Nước tốt là nước không bị ô nhiễm và có tính khử mạnh. Nước có tính kiềm “mạnh” là nước tốt.
By Tuan Anh (St.)
30/01/2023